Nắm vững kiến thức ngữ pháp tiếng Anh THCS với 3 chủ điểm quan trọng

Giai đoạn THCS là thời điểm chuyển tiếp từ bậc học tiểu học với sự thay đổi trong cấu trúc và chương trình giảng dạy của nhiều môn học, trong đó có tiếng Anh. Kiến thức ngữ pháp trong 4 năm THCS có độ khó cao hơn, phức tạp hơn và đòi hỏi sự tập trung, cố gắng của học sinh. Do vậy, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp một số chủ điểm ngữ pháp tiếng Anh THCS quan trọng trong chương trình tiếng Anh cấp 2 nhằm giúp học sinh dễ dàng theo dõi và ôn tập.

I. Kiến thức ngữ pháp tiếng Anh THCS về câu điều kiện

1. Tổng quan về câu điều kiện

Câu điều kiện được sử dụng để diễn tả một sự việc có khả năng xảy ra khi điều kiện được nói đến xảy ra.

Cấu tạo của câu điều kiện gồm 2 phần:

  • Mệnh đề điều kiện: đưa ra giả thiết
  • Mệnh đề chính: đưa ra kết quả sẽ xảy ra với giả thiết được đưa ra tại mệnh đề điều kiện.

Cụ thể: If – clause, main – clause

Hoặc:  Main –  clause if – clause

Các từ điều kiện thường được sử dụng là “If” và “Unless”. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, ta có thể sử dụng: if only, provided that, so long as, as long as, on condition that, suppose, supposing, even if,…

2. Các loại câu điều kiện

a) Câu điều kiện loại 0:

  • Được sử dụng để diễn tả một chân lý, sự thật nhân quả hiển nhiên.
  • Công thức: If S + V(s/es), S + V(s/es)
  • Ví dụ:

If you ask her to come with us, she always says yes. (Nếu bạn mời cô ấy đi cùng chúng ta, cô ấy luôn luôn đồng ý).

If I go to bed early, I always have enough energy for the next day. (Nếu tôi đi ngủ sớm, tôi luôn luôn có đủ năng lượng cho ngày hôm sau)

b) Câu điều kiện loại 1: 

  • Được sử dụng để diễn tả một sự việc có khả năng xảy ra ở thì hiện tại hoặc tương lai.
  • Công thức: If S + V(s/es), S + will/can/may/shall/must + V(nguyên thể)
  • Ví dụ:

If you try hard, you will achieve the best things. (Nếu bạn nỗ lực, bạn sẽ đạt được những điều tốt nhất).

c) Câu điều kiện loại 2:

  • Được sử dụng để diễn tả một sự việc không thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai, giả thiết trái ngược với thực tế.
  • Công thức: If S + Ved, S + would/could (not) + V(nguyên thể)
  • Ví dụ:

If I were you, I would not sing this song. (Nếu tôi là bạn, tôi đã không hát ca khúc này)

If I turned back to the year 2018, I would register that form. (Nếu tôi có thể quay trở về năm 2018, tôi sẽ không điền danh sách đó).

d) Câu điều kiện loại 3:

  • Được sử dụng để diễn tả một sự việc không có thật trong quá khứ, một giả thiết trái ngược với thực trạng tại quá khứ.
  • Công thức: If S + had + Vp2, S + would/could (not) + have + Vp2
  • Ví dụ:

If you had tried hard, you would have succeeded. (Nếu cậu nỗ lực, cậu sẽ đã có thể thành công).

If I had taken care of this dog, he would have died. (Nếu tôi chăm sóc chú chó này, nó đã không chết).

Câu điều kiện là một trong các nội dung kiến thức ngữ pháp quan trọng trong chương trình THCS

II. Ngữ Pháp Tiếng Anh cấp 2 về Either và Neither

“Either và neither” là các từ được xuất hiện trong câu phủ định, diễn tả sự đồng tình về một ý kiến nào đó mang nghĩa phủ định giữa các đối tượng trong hội thoại. 

Các cấu trúc sử dụng either và neither phổ biến:

  •  S + do/does/did/+ not + either

Ví dụ: Kate doesn’t work there, and John doesn’t either.

  • Neither + do/did + S

Ví dụ: Kate doesn’t work there, and neither does John.

  • Được sử dụng làm đại từ trong câu:

“either” có nghĩa là hoặc cái này hoặc cái kia

“neither” có nghĩa là không cái này mà cũng không cái kia.

Khi sử dụng “either” và “neither” như đại từ trong câu, không được cộng thêm danh từ đi kèm và động từ chia ở ngôi thứ ba số ít.

Ví dụ: John had two pencils, but neither was good. (John có 2 chiếc bút chì, nhưng chẳng cái nào dùng tốt cả).

Which one do you want, red or black? – Either is good. (Bạn thích cái nào, cái màu đen hay đỏ? – Cái nào cũng được cả.)

  • Một số cách dùng khác của “neither”

Neither + of + danh từ 

Ví dụ:

Neither of us wants to come to the party. (Không ai trong chúng tôi muốn tới bữa tiệc)

Neither of the children wants to sing this song. (Không đứa trẻ nào muốn hát bài hát này.

Neither … nor: (không… cũng không)

Ví dụ:

Neither Kate nor her family want to talk with me. (Cả Kate và gia đình cô ta đều không muốn nói chuyện với tôi).

  • Một số cách dùng khác của “either”

Either + of + danh từ

Ví dụ:

Can either of you speak English? (Một trong hai bạn đều nói tiếng Anh được chứ?

Either … or: hoặc cái này… hoặc cái kia

Ví dụ: I want to learn either Spanish or English. (Tôi muốn học tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Anh.)

III. Kiến thức ngữ pháp tiếng Anh THCS về câu bị động

Câu bị động thường xuyên được sử dụng trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày cũng như là một trong các nội dung ngữ pháp quan trọng trong chương trình THCS. 

Câu bị động được định nghĩa là câu diễn tả người, sự vật bị tác động bởi đối tượng người, sự vật khác. 

Để biến câu chủ động thành câu bị động, bạn cần lưu ý các bước sau:

  • Bước 1: Chuyển tân ngữ trong câu chủ động thành chủ ngữ câu bị động

Ví dụ: My sister made a cake => A cake was made by my sister. (Tân ngữ “a cake” trong câu chủ động được chuyển thành chủ ngữ trong câu bị động).

  • Bước 2: Chia động từ trong câu bị động

Thì của câu bị động sẽ căn cứ vào thì của câu chủ động. Cụ thể:

Hiện tại đơn: S + am/is/are + Vp2

Hiện tại tiếp diễn: S + am/is/are + being + Vp2

Hiện tại hoàn thành: S + have/has been + Vp2

Hiện tại hoàn thành tiếp diễn: S + have/has been + being + Vp2

Quá khứ đơn: S +was/were + Vp2

Quá khứ tiếp diễn: S + was/were + being + Vp2

Quá khứ hoàn thành: S + had been + Vp2

Quá khứ hoàn thành tiếp diễn: S + had been + being + Vp2

Tương lai đơn: S + will be + Vp2

Tương lai gần: S + is/am/are being + Vp2

Tương lai hoàn thành: S + will have been + Vp2

  • Bước 3: Chuyển đổi chủ ngữ trong câu chủ động thành tân ngữ trong câu bị động. Một số đại từ như me, you, him, them, people, someone, her… thường được loại bỏ vì người tham gia hội thoại đều nắm rõ tác nhân của hành động.
  • Bước 4: Lựa chọn vị trí của trạng ngữ trong câu bị động

Trạng từ/trạng ngữ chỉ nơi chốn đứng trước “by + O”

Trạng từ/trạng ngữ chỉ thời gian đứng sau “by O”

Học sinh THCS nên đầu tư nhiều thời gian và công sức trong quá trình học tiếng Anh

Đọc thêm:

  • Tổng hợp ngữ pháp tiếng anh THCS đầy đủ và chi tiết nhất
  • Tiếng Anh cho trẻ em với các từ vựng và ngữ pháp về chủ đề trường học

Bài viết trên đây đã tổng hợp các nội dung ngữ pháp tiếng Anh THCS với 3 chủ điểm quan trọng. Hy vọng đây sẽ là một trong các tài liệu tham khảo hữu ích của học sinh cấp 2 trong quá trình ôn tập môn ngoại ngữ này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tiếng Anh THCS lớp 9 – Làm thế nào để đạt điểm cao trong kỳ thi chuyển cấp

Trung học cơ sở 22.04.2021

Lớp 9 là giai đoạn quan trọng trong quá trình học tập của mỗi học sinh. Đây là thời điểm học sinh cần chuẩn bị cho kỳ thi chuyển cấp – thời điểm đánh dấu kết thúc 4 năm học THCS và bước sang giai đoạn THPT với lớp kiến thức mới, đa dạng và […]

Các phương pháp học chương trình tiếng Anh THCS hiệu quả nhất

Trung học cơ sở 10.04.2021

Thuần thục tiếng Anh đòi hỏi một quá trình nỗ lực tự học không ngừng nghỉ của mỗi cá nhân. Trong đó, chương trình tiếng Anh THCS bao gồm các nội dung kiến thức ngữ pháp và kỹ năng quan trọng nhất, giúp nâng cao và cải thiện khả năng ngoại ngữ của học sinh từ ngày. […]

Tiếng Anh THCS lớp 6 – Nội dung kiến thức và phương pháp học tập

Trung học cơ sở 10.04.2021

Lớp 6 là thời điểm chuyển giao giữa bậc học THCS và giai đoạn tiểu học. Chương trình học tập cấp 2, đặc biệt với môn tiếng Anh, sẽ có nhiều điểm khác biệt, phức tạp và nâng cao hơn, đòi hỏi học sinh phải tập trung và nỗ lực hơn cả. Nhằm giúp lứa […]

BÌNH LUẬN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *