Dùng sao cho đúng USED TO – BE USED TO – GET USED TO?

USED TO và những “người anh chị em” BE USED TO, GET USED TO là những cấu trúc hay được sử dụng trong tiếng Anh. Tuy chúng chỉ khác nhau một từ nhỏ bé nhưng ý nghĩa của ba cấu trúc này lại hoàn toàn khác biệt và không thể thay thế nhau. Vậy chúng khác nhau thế nào? Qua bài viết này, Language Link Đà Nẵng sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi này.

1. USED TO

a/ Dạng khẳng định

Cấu trúc Ý nghĩa Ví dụ
USED TO + V-infĐã từng, từng làm gì đóI used to practice martial art twice a week. (Tôi đã từng luyện tập võ thuật hai lần một tuần.)

* Cách dùng

USED TO có cách sử dụng chung là diễn đạt một thói quen nào đó trong quá khứ, nhưng không còn kéo dài đến hiện tại. Vì vậy, ta thấy dạng của động từ USE là ở thì quá khứ. USED TO sẽ có hai cách biểu đạt ý nghĩa “thói quen trong quá khứ” chính như sau:

CáchNội dung Ví dụ
Cách 1Diễn đạt hành động xảy ra trong quá khứ, lặp đi lặp lại như một thói quen, nhưng không còn tiếp tục xảy ra ở hiện tại.I used to go to the cinema at weekend. (Tôi thường tới rạp chiếu phim vào cuối tuần.)
-> Hàm ý: Trong quá khứ, cứ đến cuối tuần là tôi lại đến rạp chiếu phim. Hành động này xảy ra thường xuyên và lặp đi lặp lại. Tuy vậy, hiện tại thì tôi không đến rạp chiếu phim vào cuối tuần nữa.Her grandfather used to tell a fairy tale to his niece every night when she was a child. (Ông cô ấy đã từng kể chuyện cổ tích cho cháu gái nghe mỗi tối khi cô ấy còn là một đứa trẻ.)
-> Hàm ý: Trước kia, tối nào ông cô ấy cũng kể chuyện cổ tích cho cô ấy nghe, và hành động này thường xuyên xảy ra, lặp đi lặp lại như một thói quen. Nhưng hiện tại thì hành động này đã chấm dứt.
Cách 2Diễn đạt tình trạng/trạng thái kéo dài một khoảng thời gian trong quá khứ, nhưng không còn diễn ra ở hiện tại. Với cách này, used to hay đi kèm với các động từ sau: HAVE, BELIEVE, KNOW, LIKE,…I used to believe that fairies exist. (Tôi từng tin rằng thần tiên là có thật.)
-> Hàm ý: Trong quá khứ, tôi có niềm tin rằng thần tiên có tồn tại, và niềm tin này kéo dài trong một thời gian dài. Nhưng hiện tại thì tôi không còn niềm tin đó nữa.They used to stay at a large house in the city, but now they live in a small cottage in the countryside. (Họ từng sống trong một căn nhà lớn ở thành phố, nhưng bây giờ họ sống trong một căn nhà tranh nhỏ ở nông thôn.)
-> Hàm ý: Tình trạng/trạng thái của hành động “sống trong một căn nhà lớn ở thành phố” kéo dài trong một khoảng thời gian dài trong quá khứ rồi, nhưng hiện tại, tình trạng/trạng thái này đã chấm dứt.

b/ Dạng phủ định

* Cách dùng

Dạng phủ định của used to mặc dù có nhưng sẽ ít dùng hơn. Cấu trúc này dùng để biểu đạt sự việc, hành động, tình trạng/trạng thái không từng xảy ra trong quá khứ, nhưng hiện tại thì chưa biết có xảy ra hay không.

Cấu trúc Ý nghĩa Ví dụ
DID + NOT + USE TO + V-infKhông từng làm gì đóHe didn’t use to play football when he was a child. (Anh ta không từng chơi bóng đá khi anh ta còn nhỏ.)
-> Hàm ý câu là: Trong quá khứ, anh ta không chơi bóng đá, nhưng hiện tại, anh ta có thể chơi bóng đá rồi.

2. BE USED TO & GET USED TO

BE USED TO & GET USED TO có cấu trúc giống nhau: USED TO không còn là động từ chính mà đứng sau một động từ. Tuy nhiên, nét nghĩa của từng cấu trúc này lại có sự khác biệt.

a/ BE USED TO

* Dạng khẳng định

Cấu trúc Ý nghĩa Cách dùng
BE + USED TO + V-ingQuen với việc gìThể hiện người nói đã quen với sự việc, hành động, tình trạng/trạng thái nào đó cho tới thời điểm nói. Động từ TO BE có thể để ở bất kì thì nào, tùy vào mục đích của người nói.

Ví dụ

He was used to doing a lot of homework. (Anh ta đã quen với việc phải làm rất nhiều bài tập về nhà.)
-> Hàm ý: Hành động “làm nhiều bài tập về nhà” đã diễn ra trong một khoảng thời gian nên “anh ta” đã quen với việc này. Tuy nhiên, cần lưu ý là thì của câu ở thì quá khứ, nên hàm ý câu chỉ biểu đạt sự việc xảy ra trong quá khứ.

Her boyfriend is used to getting up early for breakfast with her. (Người yêu cô ta đã quen với việc dậy sớm để đi ăn sáng cùng cô.)
-> Hàm ý: Anh ta đã phải dậy sớm để đi ăn sáng cùng cô ta trong một khoảng thời gian rồi, nên giờ anh ta đã quen với việc này. Và lưu ý rằng, thì của câu là ở hiện tại nên hàm ý câu muốn biểu đạt là sự việc này đang còn tiếp diễn ở hiện tại.

* Dạng phủ định

Cấu trúc Ý nghĩa Cách dùng
BE + NOT + USED TO + V-ingKhông quen với việc gìDạng phủ định của cấu trúc này hàm ý biểu đạt người nói hay sự vật được nhắc đến trong câu không quen với sự việc, hành động, tình trạng/trạng thái nào đó. Thì của câu có thể là bất kì thì nào, tùy vào mục đích của người nói.

Ví dụ

She was not used to staying up late for work. (Cô ấy không quen thức khuya để làm việc.)
-> Hàm ý: Trong quá khứ, cô ấy không quen với việc phải thức khuya để làm việc. Vì đây là thì quá khứ nên hàm ý câu chỉ biểu đạt về sự việc trong thời gian quá khứ.

My friends are not used to reading books instead of playing games every night. (Các bạn tôi vẫn chưa quen với việc đọc sách thay vì chơi trò chơi điện tử vào mỗi tối.)
-> Hàm ý: Cho tới hiện tại, các bạn tôi vẫn chưa quen với việc đọc sách. Vì đây là thì hiện tại nên hàm ý câu biểu thị sự việc, tình trạng kéo dài tới hiện tại.

b/ GET USED TO

Về mặt cấu trúc, cấu trúc này tương tự với cấu trúc BE USED TO ở cả dạng phủ định, khẳng định, và thì. Nhưng chúng ta cần chú ý nét nghĩa phân biệt giữa chúng.

* Dạng khẳng định

Cấu trúc Ý nghĩa Cách dùng
GET + USED TO + V-ingĐang dần quen với việc gìCấu trúc này biểu đạt sự vật hay người được nhắc đến đang dần quen với sự việc, hành động, tình trạng/trạng thái nào đó được đề cập đến. Thì của câu có thể thay đổi tùy vào mục đích câu.

Ví dụ

I got used to sleeping early for a better health. (Tôi đang dần quen với việc đi ngủ sớm để có sức khỏe tốt.)
-> Hàm ý câu là: Hành động “đi ngủ sớm” đã và đang diễn ra trong một khoảng thời gian rồi, nên tôi đang dần quen với việc phải đi ngủ sớm, chứ chưa phải là quen hẳn rồi.

They get used to learning for hours to prepare for their lessons. (Họ đã quen với việc ngồi học hàng giờ để chuẩn bị cho bài học.)

* Dạng phủ định

Cấu trúc Ý nghĩa Cách dùng
Aux + NOT + GET USED TO + V-ingĐang không quen với việc gìCấu trúc này biểu đạt sự vật hay người được nhắc đến không dần quen với sự việc, hành động, tình trạng/trạng thái nào đó được đề cập đến, dù sự việc ấy đã xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, cấu trúc này ít dùng. Thì của câu có thể thay đổi tùy vào mục đích câu.

Ví dụ

My mother doesn’t get used to eating vegetables. (Mẹ tôi không dần quen với việc ăn rau.)
-> Hàm ý: Dù việc “ăn rau” xảy ra trong một khoảng thời gian rồi nhưng mẹ tôi vẫn không thể dần quen được. Thì của câu là ở hiện tại nên hàm ý câu biểu thị rằng, cho tới hiện tại, mẹ tôi vẫn không dần quen với việc “ăn rau”.

Như vậy, chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu USED TO và hai cấu trúc tương tự có liên quan là BE USED TO và GET USED TO. Mặc dù chỉ khác nhau một chút nhưng nét nghĩa lại mang sự khác biệt tương đối rõ nét. Với việc phân biệt như vậy, hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan và biết được cách sử dụng ba cấu trúc này sao cho đúng ngữ pháp.

Cả ba cấu trúc liên quan tới used to này sẽ được đề cập nhiều hơn trong phạm trù ngữ pháp của các khóa học tại Language Link Đà Nẵng, bao gồm Tiếng Anh Chuyên THCS, Tiếng Anh Dự bị Đại học Quốc tế, và Tiếng Anh Giao tiếp Chuyên nghiệp. Với các khóa học này, các bạn sẽ được vận dụng, tìm hiểu, và sử dụng nhuần nhuyễn hơn các cấu trúc này. Tiếp tục đồng hành cùng Language Link Đà Nẵng để khám phá nhiều bài viết hơn nhé.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tiếng Anh THCS lớp 9 – Làm thế nào để đạt điểm cao trong kỳ thi chuyển cấp

Trung học cơ sở 22.04.2021

Lớp 9 là giai đoạn quan trọng trong quá trình học tập của mỗi học sinh. Đây là thời điểm học sinh cần chuẩn bị cho kỳ thi chuyển cấp – thời điểm đánh dấu kết thúc 4 năm học THCS và bước sang giai đoạn THPT với lớp kiến thức mới, đa dạng và […]

Nắm vững kiến thức ngữ pháp tiếng Anh THCS với 3 chủ điểm quan trọng

Trung học cơ sở 10.04.2021

Giai đoạn THCS là thời điểm chuyển tiếp từ bậc học tiểu học với sự thay đổi trong cấu trúc và chương trình giảng dạy của nhiều môn học, trong đó có tiếng Anh. Kiến thức ngữ pháp trong 4 năm THCS có độ khó cao hơn, phức tạp hơn và đòi hỏi sự tập […]

Các phương pháp học chương trình tiếng Anh THCS hiệu quả nhất

Trung học cơ sở 10.04.2021

Thuần thục tiếng Anh đòi hỏi một quá trình nỗ lực tự học không ngừng nghỉ của mỗi cá nhân. Trong đó, chương trình tiếng Anh THCS bao gồm các nội dung kiến thức ngữ pháp và kỹ năng quan trọng nhất, giúp nâng cao và cải thiện khả năng ngoại ngữ của học sinh từ ngày. […]

BÌNH LUẬN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *