Kỹ năng nói là kỹ năng đóng vai trò rất quan trọng trong việc học tiếng Anh. Tuy nhiên, phần lớn người Việt thiếu tự tin khi nói tiếng Anh. Thậm chí, có người còn cho rằng không sinh sống tại Anh, Mỹ thì sẽ rất khó phát âm giống như họ.Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng, nhận định trên hoàn toàn sai lầm. Nếu bạn áp dụng những phương pháp học phù hợp và kiên trì luyện tập thì bạn sẽ đạt được kết quả tốt. Bài viết dưới đây của Language Link Danang sẽ mật bí một vài bí kíp học tiếng Anh, giúp bạn tự tin nói tiếng Anh như người bản xứ.
1. Quên đi việc ngại nói tiếng Anh vì ngọng
Nước ta có đến 54 dân tộc vì thế ngôn ngữ, giọng nói cũng đa dạng. Có thể nhiều bạn bị nhầm lẫn khi phát âm giữa âm “l” và “n”, nên phát âm trong tiếng Anh cũng bị ảnh hưởng. Ví dụ như khi bạn nói “never” thì lại thành “lever” và bạn bè cười bạn, từ đó bạn bị tâm lý ngại nói trước đám đông.
Nhưng bạn nên nhớ rằng nếu bạn muốn nói tiếng Anh như người bản xứ, điều đầu tiên bạn cần là sự tự tin. Đừng ngại ngùng, hãy cứ luyện tập thật chăm chỉ. Khi bạn cố gắng luyện tập, bạn sẽ khắc phục được lỗi nói ngọng của mình. Nếu bạn cứ mãi ngại ngùng, không luyện tập thì rất khó để bạn sửa được lỗi sai đấy!
2. Không nên quá tập trung vào ngữ pháp
Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc học ngữ pháp. Tuy nhiên, khi giao tiếp, chúng ta nên tránh dùng các cấu trúc ngữ pháp phức tạp. Các bạn chỉ nên áp dụng những cấu trúc ngữ pháp đó cho các bài luận tiếng Anh. Còn trong giao tiếp, bạn chỉ cần nói rõ ràng, rõ ý, sử dụng những câu đơn giản là người nghe có hiểu được rồi.
3. Nói chậm lại, phát âm rõ ràng
Nếu bạn chưa rõ âm mà nói nhanh sẽ dẫn tới bị cuống và sai, vì thế không ai hiểu bạn đang nói gì.
Tốc độ nói của người Việt nhanh gấp 2,5 lần so với người Anh – Mỹ, tốc độ nói này thường nuốt luôn cả ngữ điệu, đây cũng là lý do mà người Việt nói tiếng Anh nghe không “Tây”, không cảm xúc.
Vậy nên nếu bạn muốn nói tiếng Anh như người bản xứ, hay luôn nhớ phải nói chậm lại và phát âm rõ.
4. Tránh lặp từ
Hãy xem sự khác nhau giữa người Việt và người Anh khi nói cùng một câu:
Người Việt: I live in Hanoi. Hanoi is the capital city of Vietnam. There’re a lot of people in Hanoi.
Người Anh: I live in Hanoi, which is the capital city of Vietnam. There’re a lot of people in the city.
Một thói quen của người Việt là lặp từ rất nhiều, đặc biệt là các danh từ chỉ người, vật, địa điểm. Việc lặp từ làm cho câu văn khi nói bị rời rạc, thiếu liên kết. Trong khi tiếng Anh thường dùng mệnh đề quan hệ, đại từ nhân xưng hay các danh từ thay thế để hạn chế tối đa việc lặp từ này.
5. Học phát âm theo hệ thống phiên âm IPA
Học gì cũng đi từ gốc đến gọn. Và để phát âm như người bản xứ, bạn cần phải học cách phát âm 44 âm gồm cả nguyên âm đơn, nguyên âm đôi và phụ âm. Tiếng Anh có cách phát âm khác khá nhiều so với tiếng Việt, không chỉ về khẩu hình miệng mà còn có vị trí đặt lưỡi, răng, môi và giọng từ họng.
Bạn chú ý xem cách người bản xứ phát âm từng âm riêng biệt. Sau đó, bạn hãy luyện tập trước gương để quan sát khẩu hình miệng của bạn và cố gắng bắt chước người bản ngữ. Ví dụ khi luyện âm /θ/ và /ð/, hãy cứ thè hẳn lưỡi ra ngoài, đừng rụt rè hay xấu hổ về lưỡi của mình.
6. Phát âm chuẩn từng cụm từ và câu
Người bản xứ họ rất chú ý đến việc phát âm phụ âm cuối, hiện tượng nối âm được hình thành khi phụ âm cuối của từ đứng trước kết hợp với nguyên âm đầu của từ tiếp theo, ví dụ, cụm từ “like a star” sẽ được đọc thành “like-a star”.
Nếu một từ thường có trọng âm, thì một câu cũng có những từ được nhấn mạnh. Những từ này được gọi là “content word” (từ mang nghĩa) gồm noun (danh từ), verb (động từ), adjective (tính từ) và adverb (trạng từ)
Những từ còn lại, không được nhấn mạnh thường bị nuốt âm nên khi phát âm sẽ rất nhẹ, được gọi là “functional word” (từ chức năng) như pronoun (đại từ), preposition (giới từ), quantities (từ chỉ số lượng)… Khi kết hợp các quy tắc này bạn có thể tạo nên ngữ điệu cả câu hoàn chỉnh.
7. Ghi âm lại giọng nói của mình
Sau khi đã luyện tập về phát âm, bạn hãy ghi âm lại giọng của mình trong lúc luyện nói. Sau đó, so sánh giọng nói của mình so với người bản xứ, tìm ra lỗi của mình và cố gắng khắc phục.
Những lần ghi âm đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy í ẹ lắm đó. Những đừng lo, hãy cố gắng luyện tập hàng ngày, bạn sẽ cảm thấy mình tiến bộ nhanh lắm đó!
Đặc biệt, mỗi khi đọc một đoạn văn nào đó, bạn hãy đọc ít nhất ba lần. Mỗi lần đọc, bạn sẽ phát hiện ra những lỗi sai phát âm của mình, từ đó có cách điều chỉnh phù hợp.
8. Luyện tập nhiều hơn
Bạn có thể luyện tập thụ động bằng cách xem những bộ phim hoặc gameshow bằng tiếng Anh yêu thích. Sau mỗi lần nghe, bạn hãy cố gắng nhập vai nói theo những câu trong đoạn hội thoại. Bạn hãy cố gắng nói to, mạnh dạn và tự tin như chính mình là nhân vật trong đoạn hội thoại ấy. Dần dần nỗi sợ nói tiếng Anh của bạn cũng sẽ biến mất theo thời gian và bạn cũng có thể nói tiếng Anh như người bản xứ
Điều quan trọng nhất là bạn phải tự tạo cho mình một không gian luyện tập tiếng Anh. Bạn có thể chủ động luyện tập bằng cách trực tiếp tìm gặp người bản ngữ và trò chuyện với họ. Ngoài ra câu lạc bộ tiếng Anh của trường là nơi hội tụ nhiều người mê và ham học tiếng Anh. Hãy chịu khó xin lịch họat động các câu lạc bộ và chăm chỉ đến nói chuyện cùng các thành viên câu lạc bộ, đảm bảo bạn sẽ “lên trình” rõ rệt.
Bạn cũng có thể tham khảo các Khóa học Tiếng Anh Giao tiếp Chuyên nghiệp dành cho đối tượng sinh viên và người đi làm của Language Link Danang để tự tin tỏa sáng với trình độ ngoại ngữ toàn diện của mình.Tìm hiểu ngay nhé!