5 điểm cần lưu ý để dễ dàng vượt qua kỳ thi cuối kỳ

Thời gian ôn và thi học kỳ luôn là thời điểm quan trọng với mỗi học sinh chúng ta. Năm nay, kỳ thi này được diễn ra vào khoảng thời gian rất đặc biệt, bởi trước đó, chúng ta đã cùng cả nước chiến đấu và phần nào đánh bại được đại dịch Covid. Làm cách nào để có thể giữ vững năng lượng ôn thi dưới thời tiết nắng nóng của mùa hè? Language Link Đà Nẵng gửi tới các em những bí kíp dưới đây, chúc các em có một kỳ thi thật thành công nhé!

  1. Phân bổ thời gian ôn luyện thật khoa học:

Với môn Tiếng Anh, các em cần dành ít nhất 1-2 tiếng/ngày vào buổi sáng, buổi chiều hoặc buổi tối để học từ mới, cấu trúc ngữ pháp, cụm từ… trong học kỳ. Việc học từ mới, cấu trúc ngữ pháp, cụm từ… giúp các em củng cố lại toàn bộ các kiến thức đã học trong suốt thời gian vừa qua

  1. Bám sát sách giáo khoa khi ôn luyện:

Đề thi học kỳ sẽ bao quát toàn bộ kiến thức của kỳ học. Vì vậy, học sinh cần đọc lại tất cả các cấu trúc, cụm từ, ngữ pháp và từ vựng đã học.

Đây là việc cực kỳ quan trọng, bởi nó sẽ cho các em cái nhìn tổng quát về các chủ đề mình đã học, từ đó làm bài đọc hiệu quả hơn. Ngoài ra, các em có thể tham khảo một số sách chuyên đề về ngữ pháp để luyện sâu về các thì, câu bị động, câu điều kiện, câu trực tiếp, câu gián tiếp, câu mệnh đề quan hệ, câu đảo ngữ, câu giả định…đối với những loại câu liên quan đến các cấu trúc này, có cách để lựa chọn đáp án đúng theo mẹo mà không cần phải dịch hoặc hiểu hết cả câu.

Tuy nhiên, các em cũng cần phải tìm hiểu thêm hoặc hỏi thêm các cấu trúc nâng cao để có thể trả lời các câu hỏi khó.

Ngoài ra các em cũng có thể làm thêm bài tập về phần bị sai, hoặc nhờ thầy cô, bạn bè giảng lại phần sai cho mình để rút ra bài học tốt nhất cho mình đối với phần câu hỏi đó.

  1. Học các mẹo làm bài cho từng phần thi:

Đối với ngữ pháp đây là phần dễ đạt điểm tuyệt đối, bởi học sinh đã được tích lũy kiến thức trong quá trình học. Vì vậy, học sinh cần làm bài cẩn thận, tránh những lỗi sai không đáng có trong thời gian nhanh nhất có thể.

Từ đó, các em có thể tiết kiệm thời gian cho các phần bài khó hơn. Với dạng bài này, các em cần học kỹ về giới từ, từ vựng, các thì…

Đối với bài đọc, khi làm đến bài đọc, đầu tiên là các em nên đọc đoạn đầu để biết cơ bản chủ đề bài đọc. Sau đó đọc lướt câu đầu và câu cuối các đoạn, đánh dấu các câu chủ điểm của câu, của đoạn đồng thời cũng cần phải gạch chân các từ mới hoặc các từ có ý nghĩa đối với câu, đoạn…, sau đó cố gắng rút ra nội dung cơ bản từng đoạn. Khi đọc câu hỏi, các em cần phải cẩn thận với ý chính của câu hỏi, cẩn thận tìm thông tin trong bài đọc để trả lời cho câu hỏi đó, sau đó sẽ tìm đáp án trả lời đúng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần đọc kỹ lại các bài đọc trong sách giáo khoa. Đối với bài từ đồng nghĩa-trái nghĩa: Muốn làm tốt phần bài này, học sinh cần phải có vốn thành ngữ tiếng Anh dồi dào. Các bạn có vốn từ vựng phong phú cũng sẽ có nhiều lợi thế trong phần này.

Thêm vào đó, các em cũng cần đọc kỹ đề bài và các đáp án để xác định xem đâu là từ đồng nghĩa, đâu là từ trái nghĩa. Nhiều em do không đọc kỹ trước khi làm bài nên thường xuyên mất điểm một cách đáng tiếc.

Đối với dạng bài sửa lỗi sai: Không chỉ đọc kỹ từng đáp án, học sinh cần phải sửa được lỗi sai mình đã chọn để tăng thêm phần chắc chắn cho bài mình làm. Ngoài ra, một mẹo khác rất hữu ích khi làm dạng bài này là loại trừ các đáp án đúng. Đáp án còn lại đương nhiên sẽ là lỗi sai cần tìm.

Đối với bài viết lại câu: Học sinh nên tập viết lại câu ở dạng tự luận nhằm nhớ kỹ hơn cấu trúc và cách viết câu. Học cẩn thận các cấu trúc ngữ pháp đặc biệt là các cấu trúc đảo ngữ, câu điều kiện, câu mệnh đề quan hệ (có cả mệnh đề quan hệ nhấn mạnh), câu giả định, cấu trúc lùi thì, câu trực tiếp, gián tiếp,…và liên từ (linking words) sẽ giúp các em chọn đáp án nhanh và chính xác hơn.

Tuy nhiên, cũng có một cách làm dạng bài này rất hiểu quả đó là em tìm lỗi sai trong đáp án, hoặc dịch kỹ từng đáp án hoặc tìm từ chính, yếu chính hoặc cụm từ chính trong đáp án rồi so với câu chủ để có đáp án đúng nhất.

  1. Xác định dạng bài, nội dung thi

Nội dung thi học kỳ sẽ chỉ được giới hạn trong học kỳ đó. Và trong số những bài đã học, sẽ thi vào một vài nội dung nào đó. Tuy nhiên, hầu hết các kiến thức của các bài học khác nhau đều có sự liên hệ. Các em không nên ôn phần bài này mà bỏ qua bài khác.

  1. Tập trung “101%” vào việc ôn thi học kỳ

Thi học kỳ chỉ diễn ra trong khoảng 1 tuần. Vậy thì trong 1 tuần, hãy tạm gác những thú vui hay những việc không gấp gáp lại. Dành hết tâm trí của mình vào việc ôn thi học kỳ. Sau thời gian thi học kỳ hiệu quả, các em sẽ có được những ngày nghỉ đúng nghĩa.

Chúc các em thành công nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bí kíp để học tập chủ động và hiệu quả ngay tại nhà

Góc Chuyên Gia 29.05.2021

Mùa hè năm nay là khoảng thời gian khá đặc biệt khi các bạn học sinh bắt đầu kỳ nghỉ sớm và không thể tham gia hoạt động học tập tập trung. Tuy nhiên nhìn một cách tích cực, đây chính là cơ hội giúp các bạn rèn luyện sự chủ động, củng cố kiến […]

Học tiếng Anh qua các hoạt động thể chất: Phát triển toàn diện trí tuệ và cảm xúc

Góc Chuyên Gia 07.09.2020

Học tiếng Anh qua các hoạt động thể chất (Total Physical Response) là phương pháp được xây dựng dựa trên sự phối hợp giữa ngôn ngữ và hành động, hay nói cách khác là dạy ngôn ngữ qua các hoạt động như trò chơi, kể chuyện, hát đi cùng các hành động thu hút sự […]

Mẫu giáo – giai đoạn vàng cho trẻ học tiếng Anh

Góc Chuyên Gia 08.08.2020

Hiểu được tầm quan trọng của tiếng Anh đối với tương lai của con cái, nhiều bậc phụ huynh sẵn lòng đầu tư, tạo mọi điều kiện để con được học tiếng Anh ở những môi trường tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ băn khoăn không biết thời điểm nào là lý tưởng để […]

BÌNH LUẬN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *